Ung thư đại tràng là gì?
Tên gọi khác: Ung thư ruột già, Colon cancer
Ung thư đại tràng xuất hiện khi các tế bào đại tràng có sự tăng sinh bất thường mà cơ thể không thể kiểm soát được.
Ung thư đại tràng thường gặp ở người trên 40 tuổi, nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư đại tràng?
– Ăn nhiều chất đạm, mỡ động vật, chất chứa nhiều cholesterol cùng với ăn món ít chất xơ (rau, của quả…) làm chậm sự tiêu hóa của đại tràng, tăng sự hấp thụ độc tố. Dẫn đến chức năng của đại tràng bị thây đổi, gây nguy cơ tiến triển bệnh cao.
– Polyp đại tràng hay hội chứng đa polyp di truyền
– Trong gia đình có thành viên đã từng mắc ung thư đại trực tràng, thì nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người không có nguy cơ này.
– Bị viêm loét đại trực tràng nhưng không chữa trị triệt để.
– Người đã trải qua xạ trị vùng chậu.
– Những người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là nam giới.
Các phương tiện cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh
– Xét nghiệm máu: dấu ấn sinh học của bướu như CEA
– Nội soi đại trực tràng: kết hợp sinh thiết, giúp chẩn đoán bướu, vị trí và bấm sinh thiết để có giải phẫu bệnh.
– X quang đại tràng cản quang:
– Siêu âm bụng
– CT scan bụng
Triệu chứng của ung thư đại tràng là gì?
Đa phần, ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm thường không có những triệu chứng gây khó chịu.
Thường gặp :
– Đau bụng âm ỉ, chướng bụng.
– Rối loạn tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy, hoặc cả hai.
– Thay đổi hình dạng phân: phân dẹt, nhỏ, đen, …
– Tiêu ra máu, có thể kèm chất nhầy.
– Sụt cân
Gia đoạn trễ: Khi khối u phát triển trong đại tràng có thể làm cản trở đường ruột gây ra các triệu chứng của tắc ruột, thủng ruột, di căn đến các cơ quan khác. Ví dụ: đau quặn bụng, bí trung đại tiện, chướng bụng, …
Điều trị ung thư đại tràng như thế nào?
Phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn của ung thư, phẫu thuật vẫn là điều trị chủ yếu, tuy nhiên hóa trị hỗ trợ sau phẫu thuật giúp tiêu diệt tế bào ung thư rải rác khắp cơ thể, bao gồm cả khối di căn.
– Giai đoạn sớm: Phẫu thuật cắt đoạn ruột và mạc treo (nạo hạch) chứa bướu bằng mổ nội soi hoặc mổ hở. Nếu có di căn hạch bạch huyết thì bác sĩ sẽ đánh giá để chỉ định hóa trị hỗ trợ sau mổ.
– Giai đoạn trễ: Ung thư đã di căn sang các bộ phận, cơ quan khác như gan, phổi…. Nếu khối bướu tại đại tràng và khối di căn còn cắt được thì bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật, sau đó hóa trị hỗ trợ. Tuy nhiên, điều trị giai đoạn này chỉ là kiểm soát bệnh, giảm bớt triệu chứng, và giúp kéo dài thời gian sống. Phương pháp điều trị chính trong thời gian này là hóa trị.
Phòng ngừa ung thư đại tràng như thế nào?
– Thường xuyên tập thể dục, ăn uống điều độ. Hạn chế ăn những loại chất béo, rượu, bia…
– Không dùng quá nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật.Bổ sung thật đầy đủ chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi… Bổ sung thêm các vitamin E, C, A và canxi.
– Có chế độ sinh hoạt năng động, luyện tập thể dục. Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân ung thư ruột ở giai đoạn III đã mổ, luyện tập aerobic thường xuyên góp phần làm giảm nguy cơ tái phát.
– Không uống rượu, bia, không hút thuốc lá.
– Khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư đại tràng đổi với những người có nguy cơ cao như: nam giới tuổi >40, gia đình có người mắc bệnh ung thư đại tràng hoặc bệnh lý đại tràng có yếu tố gia đình,…
Ung thư đại tràng là bệnh lý ung thư ác tính rất hay gặp, đứng thứ 3 trong số các bệnh ung thư đường tiêu hóa chỉ sau ung thư dạ dày và ung thư trực tràng. Bệnh thường gây ra những cơn đau bụng khó chịu, táo bón, đại tiện phân lỏng, ra máu và có chất nhầy, rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài. Khi phát hiện những triệu chứng trên bạn nên đi khám bác sĩ để kịp thời điều trị đồng thời nên cân bằng chế độ dinh dưỡng, sức khỏe hợp lý.