Ceclor 250mg
Dạng thuốc
Hộp 1 vỉ 12 viên
Thành phần, hàm lượng
Cefaclor thuoc: 250mg
Chỉ định (Dùng cho trường hợp)
Cefaclor được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt sau khi đã dùng các kháng sinh thông thường (do “Chương trình quốc gia nhiễm khuẩn hô hấp cấp” khuyến cáo) mà bị thất bại. Viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần. Ðối với viêm họng cấp do Streptococcus nhóm A tan máu beta, thuốc được ưa dùng đầu tiên là penicilin V để phòng bệnh thấp tim. Viêm phổi, viêm phế quản mạn trong đợt diễn biến. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng (viêm bàng quang). Nhiễm khuẩn da và phần mềm do Staphylococcus aureus nhạy cảm và Streptococcus pyogenes.
Chống chỉ định (Không dùng cho những trường hợp sau)
Quá mẫn với cephalosporin & penicillin. phụ nữ có thai.
Liều dùng
Cefaclor được sử dụng bằng đường uống. Người lớn: nếu thông thường là 250mg mỗi 8 giờ. Đối với viêm phổi và viêm phế quản dùng 250mg, 3 lần mỗi ngày, trong 10 ngày. Đối với nhiễm trùng trầm trọng hơn (như viêm phổi ) hoặc nhiễm trùng do các vi khuẩn khác ít nhạy cảm hơn, có thể tăng liều gấp đôi. Liều 4g/ngày đã được dùng một cách an toàn cho người bình thường trong vòng 28 ngày. Tuy nhiên liều tổng cộng hàng ngày không nên vượt quá lượng này. Để điều trị viêm niệu đạo cấp do lậu cầu ở nam và nữ dùng một liều duy nhất 3 g, phối hợp với 1g probenecid. Trẻ em: liều thông thường 20mg/kg/ngày chia ra mỗi 8 giờ. Đối với viêm phế quản và viêm phổi, dùng liều 200mg /kg /ngày, chia làm 3 lần. Đối với các nhiễm trùng trầm trọng hơn, viêm tai giữa, và nhiễm trùng do vi khuẩn ít nhạy cảm nên dùng liều 40mg/kg/ngày chia làm nhiều lần uống. Liều tối đa là 1g/ngày. Cefactor có thể dùng cho bệnh nhân suy thận, trong trường hợp này thường không cần điều chỉnh liều (xin xem phần thận trọng khi sử dụng) Trong điều trị nhiễm trùng do streptococcus beta tán huyết, nên dùng cefaclor ít nhất 10 ngày.
Lưu ý (Thận trọng khi sử dụng)
Suy thận nặng kèm suy gan.
Tác dụng phụ
Ngứa, nổi mề đay. Hội chứng Stevens-Johnson. Giảm trương lực cơ, ảo giác, hoa mắt. Giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, viêm đại tràng giả mạc.