Điều trị triệu chứng trầm cảm, đặc biệt trầm cảm nội sinh.
Điều trị chọn lọc một số trường hợp đái dầm ban đêm ở trẻ em lớn.
Xem chi tiết
Liều ban đầu cho người bệnh ngoại trú: 75mg/ngày, chia vài lần. Nếu cần có thể tăng tới 150mg/ngày, ưu tiên dùng buổi chiều hoặc tối.
Liều duy trì ngoại trú: 50 – 100mg/ngày. Với người bệnh thể trạng tốt, dưới 60 tuổi, liều có thể tăng lên đến 150mg/ngày uống vào buổi tối. Tuy nhiên liều 24 – 40mg/ngày có thể đủ cho một số người bệnh. Khi tình trạng người bệnh đã được cải thiện, nên giảm liều xuống đến liều thấp nhất có thể được để duy trì tác dụng. Tiếp tục điều trị duy trì sau ít nhất 3 tháng. Ngừng điều trị cần thực hiện dần từng bước và theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ tái phát.
Điều trị tại bệnh viện: Liều ban đầu lên đến 100mg/ngày, cần thiết có thể tăng dần đến 200mg/ngày, một số người cần tới 300mg. Người bệnh cao tuổi và người bệnh trẻ 50mg/ngày, chia thành liều nhỏ.
Trẻ em:Trầm cảm: không nên dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi. Thiếu niên: ban đầu: 10mg/lần, 3 lần/ngày và 20mg lúc đi ngủ, có thể tăng liều khi cần nhưng không vượt 100mg/ngày. Đái dầm ban đêm ở trẻ em: trẻ 6 – 10 tuổi: 10 – 20mg uống lúc đi ngủ; trẻ trên 11 tuổi: 25 – 50mg uống trước khi đi ngủ, điều trị không kéo dài quá 3 tháng.
Xem chi tiết
Người bệnh mẫn cảm với amitriptylin, các chất ức chế monoamin oxydase, hồi phục ngay sau nhồi máu cơ tim.
Xem chi tiết
Động kinh không kiểm soát được, bí tiểu tiện và phì đại tuyến tiền liệt, suy giảm chức năng gan, tăng nhãn áp góc đóng, bệnh-tim mạch, bệnh cường giáp hoặc đang điều trị với các thuốc tuyến giáp; người đã điều trị với các chất ức chế monoamin oxydase phải dừng thuốc ít nhất 14 ngày trước khi điều trị bằng amitriptylin; dùng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng cùng với các thuốc kháng cholinergic có thể làm tăng tác dụng kháng cholinergic, người đang lái xe và vận hành máy móc.
Xem chi tiết
Phản ứng có hại hay gặp nhất là an thần quá mức và rối loạn điều tiết. Phản ứng có hại và phản ứng phụ nguy hiểm nhất liên quan đến hệ tim mạch và nguy cơ co giật.
Thường gặp: an thần quá mức, mất định hướng, ra mồ hôi, tăng thèm ăn, chóng mặt, đau đầu; nhịp nhanh, đánh trống ngực, thay đổi điện tâm đồ (sóng T dẹt hoặc đảo ngược), blốc nhĩ thất, hạ huyết áp thế đứng; giảm tình dục, liệt dương, buồn nôn, táo bón, khô miệng, thay đổi vị giác; mất điều vận; khó điều tiết, mờ mắt, giãn đồng tử.
Ít gặp: tăng huyết áp; nôn; ngoại ban, phù mặt, phù lưỡi; dị cảm, run; hưng cảm, hưng cảm nhẹ, khó tập trung, lo âu, mất ngủ, ác mộng, bí tiểu tiện, tăng nhãn áp; ù tai.
Hiếm gặp: ngất, sốt, phù, chán ăn; mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu; to vú ở đàn ông, sưng tinh hoàn, tăng tiết sữa, giảm bài tiết ADH; tiêu chảy, liệt ruột, viêm tuyến mang tai; rụng tóc, mày đay, ban xuất huyết, mẫn cảm với ánh sáng; vàng da, tăng transaminase; cơn động kinh, rối loạn vận ngôn, triệu chứng ngoại tháp; ảo giác (người bệnh tâm thần phân liệt), tình trạng hoang tưởng (người bệnh cao tuổi).
Xem chi tiết