THUỐC ENCORATE CHRONO 500MG
Thành phần: Valproate Sodium
Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruột.
Đóng gói: 5 vỉ x 10 viên.
Dược lực học:
Acid Valproic hoặc Natri Valproat là thuốc chống động kinh, bị phân ly thành ion Valproat ở đường tiêu hóa. Tác dụng chống động kinh của Valproat có lẽ thông qua chất ức chế dẫn truyền thần kinh là acid gâm- aminobutyric ( GABA). Valproat có thể làm tăng nồng độ GABA do ức chế chuyển hóa GABA hoặc tăng hoạt tính của GABA ở sau sinap. Do vậy, Valproat có thể dùng trong nhiều lọai cơn động kinh.
Dược động học:
_ Acid valproic ( hoặc Natri Valproat) hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ đỉnh ion valproat trong huyết tương đạt vào 1- 4 giờ sau khi uống liều duy nhất acid valproic. Khi dùng cùng với thức ăn, thuốc được hấp thu chậm hơn, nhưng không ảnh hưởng đến tổng lượng hấp thu.
_ Nửa đời của valproat trong huyết tương nằm trong phạm vi 6-16 giờ. Thuốc thường có nửa đời nằm trong phạm vi thấp ở người bệnh dùng thêm thuốc chống động kinh khác có khả năng gây cảm ứng enzym.
_ Valproat liên kết nhiều ( 90%) với protein huyết tương ở liều điều trị, tuy nhiên sự liên kết phụ thuộc vào nồng độ và giảm khi nồng độ valproat cao. Sự liên kết này thay đổi tùy theo người bệnh và có thể bị ảnh hưởng bởi các acid béo hoặc các thuốc kiên kết mạnh như salicylat.
_ Valproat chuyển hóa chủ yếu ở gan.
Chỉ định: Điều trị động kinh cơn vắng đơn giản và phức tạp. Động kinh co giật trương lực toàn thân. Rối loạn lưỡng cực và phòng ngừa chứng đau nữa đầu.
Chống chỉ định: Viêm gan cấp, viêm gan mạn,.có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị viêm gan nặng. Rối loạn chuyển hóa porphyrin, quá mẫn cảm với valproat.
Tác dụng phụ:
_ Hệ thần kinh trung ương: Thỉnh thoảng gây buồn ngủ, mất điều hòa, run, rùng mình. Hiếm khi ngủ lịm, choáng váng, co giật, hôn mê.
_ Trên gan: Gan hoạt động bất thường. Nguy cơ cao nhất ở tẻ e dưới 3 tuổi, bị chậm phát triển trí tuệ, bệnh não thực thể, hoặc rối loạn chuyển hóa.
_ Hệ dạ dày ruột: buồn nôn, tiêu chảy, thay đổi sự thèm ăn…
_ Trên da: Viêm mạch, rụng tóc, ban đỏ, chứng mọc lông quá nhiều và mụn trứng cá.
Khác: Mất trí, hội chứng Steven- Johnson, mất kinh, hội chứng vú to ở nam.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng.
Lưu ý:
Thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh có tiền sử mắc bệnh gan, người bệnh dùng nhiều thuốc chống co giật, trẻ e bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, bị các cơn động kinh nặng kèm chậm phát triển trí tuệ và bị bệnh não thực thể. Cần ngừng thuốc ngay khi có thay đổi chức năng gan dù nghi ngờ hoặc có biểu hiện rõ. Trong một số trường hợp, rối loạn chức năng gan vẫn tiến triển mặc dù đã ngừng thuốc.
Tương tác thuốc: Lamotrigin, phenytoin, phenobarbital, carbamazepin, cimetidin, rượu, warfarin, aspirin, colestyramin, Olanzapin.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú: Acid valproic có thể gây quái thai trên trẻ khi người mẹ dùng thuốc trong thai kỳ. Tỷ lệ bị khiếm khuyết ống thần kinh trên bào thai tăng khi mẹ dùng valproat trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trung tâm kiểm soát bệnh tật ( CDC) đã ước tính nguy cơ trẻ bị tật nứt cột sống xấp xỉ 1-2% khi người mẹ dùng acid valproic. Do đó chỉ nên dùng các thuốc chống động kinh cho phụ nữ dự định mang thai khi thật sự cần thiết để kiểm soát các cơn động kinh.
Quá liều: Quá liều Valproat có thể gây ngủ gà, Block tim và hôn mê sâu. Đã có trường hợp tử vong. Vì valproat được hấp thu nhanh, nên lợi ích của rửa dạ dày hoặc gây nôn phụ thuộc vào thời gian kể từ khi uống thuốc. Cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ chung, đặc biệt cần duy trì lượng nước tiểu bài xuất.
Noloxon làm mất tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của valproat dùng quá liều. Nhưng naloxon cũng có thể làm mất tác dụng chống động kinh của Valproat, vì thế cần thận trọng khi dùng naloxon.
Xuất xứ: Ấn Độ
Sản xuất bởi Sun Pharmaceutical.
DNNK: Cty TNHH MTV Dược Sài Gòn ( Saphaco)