Calci D Glomed
THÀNH PHẦN
Mỗi viên nén dài bao phim chứa thuoc:
Hoạt chất: Calci gluconat 500 mg
Colecalciferol (vitamin D3) 200 IU
CHỈ ĐỊNH
Bổ sung calci và vitamin D hàng ngày trong giai đoạn tăng trưởng, người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
Phòng ngừa chứng nhuyễn xương ở người lớn và còi xương ở trẻ em, phòng và điều trị tình trạng loãng xương ở những người ăn uống thiếu calci.
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG
Liều uống thông thường: 1-2 viên/ngày.
Nên uống thuốc với 1 ly nước đầy và cùng với bữa ăn.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Calci gluconat: Tăng calci huyết, calci niệu, sỏi calci hay tiền sử sỏi thận, bệnh tim và bệnh thận.
Vitamin D: Tăng calci huyết hoặc nhiễm độc vitamin D.
LƯU Ý VÀ THẬN TRỌNG
Không dùng chung với bất kỳ thuốc khác có chứa calci hay vitamin D.
Calci gluconat: Thận trọng khi sử dụng calci gluconat trên những người có chức năng thận suy giảm, hoặc các bệnh làm tăng calci huyết như bệnh Sarcoit và một vài bệnh ác tính, tình trạng nhiễm toan hoặc suy hô hấp. Nên kiểm soát chặt chẽ nồng độ calci trong huyết tương ở những người suy giảm chức năng thận và khi dùng đồng thời với vitamin D liều cao.
Vitamin D: Thận trọng khi dùng vitamin D cho người suy thận hay bị sỏi thận, người có bệnh tim hoặc xơ vữa động mạch, người có thể tăng nhạy cảm với vitamin D như trẻ nhỏ, bệnh Sarcoit, thiểu năng tuyến cận giáp hoặc các bệnh về tuyến cận giáp. Nên kiểm soát nồng độ phosphat trong huyết tương trong suốt quá trình điều trị với vitamin D nhằm làm giảm nguy cơ vôi hóa lạc chỗ.
Sử dụng trên phụ nữ có thai: Các chế phẩm bổ sung calci không gây hại ở liều khuyên dùng hàng ngày cho phụ nữ có thai. Tình trạng tăng calci huyết trong thai kỳ có thể dẫn đến các rối loạn bẩm sinh về sau cho trẻ và thiểu năng tuyến cận giáp ở trẻ sơ sinh, do đó không dùng vitamin D cao hơn liều khuyên dùng (400 IU/ngày) cho phụ nữ có thai.
Sử dụng trên phụ nữ cho con bú: Calci được xem là an toàn cho phụ nữ cho con bú nếu không dùng vượt quá liều khuyên dùng hàng ngày. Vitamin D bài tiết vào sữa mẹ, do vậy không nên dùng vitamin D lớn hơn liều khuyên dùng cho người cho con bú (400 IU/ngày).
TƯƠNG TÁC THUỐC
Calci gluconat:
§ Tình trạng tăng calci huyết có thể xảy ra khi dùng đồng thời các muối calci với thuốc lợi tiểu thiazid hoặc vitamin D.
§ Thuốc lợi tiểu thiazid làm giảm thải trừ calci trong nước tiểu. Nên kiểm soát nồng độ calci trong huyết tương ở những bệnh nhân có dùng chung những thuốc này với nhau.
§ Vitamin D làm tăng hấp thu calci qua đường tiêu hóa.
§ Các corticosteroid làm giảm hấp thu calci.
§ Calci tăng cường tác dụng và có thể làm tăng độc tính trên tim của các glycosid trợ tim.
§ Các muối calci làm giảm hấp thu một số thuốc khác như các bisphosphonat, fluorid, một vài fluoroquinolon, và tetracyclin; nên dùng cách xa ít nhất 3 giờ với các thuốc này.
Vitamin D:
§ Dùng đồng thời vitamin D với cholestyramin, colestipol hydroclorid có thể làm giảm hấp thu vitamin D qua đường tiêu hóa.
§ Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D qua đường tiêu hóa.
§ Điều trị đồng thời vitamin D với thuốc lợi tiểu, calci, hay phosphat có thể dẫn đến tăng calci huyết. Trong những trường hợp này nên kiểm soát nồng độ calci trong huyết tương.
§ Một vài thuốc chống động kinh có thể làm tăng nhu cầu vitamin D (như carbamazepin, phenobarbital, phenytoin, và primidon).
§ Corticosteroid có thể cản trở tác dụng của vitamin D.
§ Rifampicin và isoniazid làm giảm hiệu quả của vitamin D.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Calci gluconat: Các muối calci dùng đường uống có thể gây kích ứng tiêu hóa. Dùng một lượng quá thừa các muối calci có thể dẫn đến tình trạng tăng calci huyết, thường xảy ra ở người suy thận hay đang dùng vitamin D. Triệu chứng của tăng calci huyết bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón, đau bụng, yếu cơ, rối loạn tinh thần, khát nhiều, đa niệu, nhiễm calci thận, sỏi thận; trường hợp nặng: loạn nhịp tim và hôn mê.
Vitamin D: Dùng một lượng quá thừa vitamin D dẫn đến tình trạng tăng phosphat huyết hay calci huyết với các biểu hiện có liên quan như tăng calci niệu, vôi hóa lạc chỗ, tổn hại tim mạch và thận.
Ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu: Có dấu hiệu mới bất thường xảy ra hoặc xuất hiện các triệu chứng của tăng calci huyết.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
QUÁ LIỀU
Do calci gluconat
Triệu chứng: Chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón, đau bụng, yếu cơ, rối loạn tinh thần, khát nhiều, đa niệu, nhiễm calci thận, loạn nhịp tim và hôn mê.
Xử trí: Truyền tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9%. Dùng các chất chẹn bêta-adrenergic để phòng loạn nhịp tim nặng. Có thể thẩm phân máu, có thể dùng calcitonin và adrenocorticoid trong điều trị. Theo dõi nồng độ calci trong máu một cách đều đặn.
Do vitamin D
– Triệu chứng: Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, táo bón hay tiêu chảy, đa niệu, tiểu đêm, đổ mồ hôi, đau đầu, khát nhiều, ngủ gà, và chóng mặt.
– Xử trí: Nên ngừng vitamin D và duy trì khẩu phần ăn có ít calci cho đến khi nồng độ calci trong máu trở về mức bình thường. Gây nôn hoặc rửa dạ dày nếu mới dùng thuốc. Dầu khoáng có thể thúc đẩy thải trừ phần vitamin D đã được hấp thu qua phân. Corticosteroid có hiệu quả trong việc làm giảm hấp thu calci ở đường tiêu hóa, các thuốc này được tiêm tĩnh mạch thêm vào việc bù nước trong trường hợp tăng calci huyết nặng, và được dùng đường uống khi tình trạng tăng calci huyết nhẹ hơn. Các thuốc lợi tiểu như furosemid và acid ethacrynic cũng có ích trong việc làm giảm hấp thu calci ở dạ dày-ruột. Natri celulose phosphat dùng đường uống có thể gắn với calci ở đường tiêu hóa.
TRÌNH BÀY
Hộp 10 vỉ x 10 viên nén dài bao phim.