Rối loạn trầm cảm có căn nguyên khác nhau. Rối loạn ám ảnh-cưỡng bức. Chứng ăn vô độ. Chứng hoảng loạn.
Xem chi tiết
Người lớn: Rối loạn trầm cảm: 20mg/lần/ngày, uống một lần vào buổi sáng; Liều duy trì được thay đổi tuỳ theo đáp ứng bệnh nhân. Rối loạn ám ảnh – cưỡng bức: Liều khởi đầu 20mg/ngày, nếu cần thiết có thể tăng liều lên 60mg/ngày. Chứng ăn vô độ: 60mg/ngày. Chứng hoảng loạn: Liều khởi đầu 10mg/ngày; sau 1 tuần có thể tăng liều lên 20mg/ngày, có thể tăng đến 60mg/ngày. Liều tối đa hàng ngày: 80mg/ngày.
Trẻ em:Liều khởị đầu 10mg/ngày; sau 1 tuần sử dụng có thể tăng liều lên 20mg/ngày nếu không đạt hiệu quả điều trị. Thời gian điều trị thường ngắn hạn (8-9 tuần).
Bệnh nhân lớn tuổi: liều dùng hàng ngày không quá 60mg/ngày.
Bệnh nhân nhẹ cân, suy chức năng gan hoặc thận: phải giảm liều, có thể dùng 10mg/lần/ngày.
Cách dùng: Uống viên thuốc cùng với nước, một lần vào buổi sáng. Nếu sử dụng trên 20mg/ngày thì nên chia làm 2 lần và không nên dùng quá 80mg/ngày. Giống như các thuốc chống trầm cảm khác, tác dụng của thuốc chỉ có sau vài tuần (4-6 tuần) điều trị với liều đã cho.
– Nên dùng liều thấp hơn hoặc dùng ngắt quãng đối với bệnh nhân suy chức năng gan, thận, người lớn tuổi, bệnh nhân mắc nhiều bệnh đồng thời hoặc điều trị với nhiều loại dược phẩm khác nhau.
– Với cơn trầm cảm cấp tính, thời gian điều trị bằng thuốc có thể kéo dài từ vài tháng đến lâu hơn.
Xem chi tiết
Quá mẫn với Fluoxetin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Suy thận nặng. Bệnh nhân dưới 18 tuổi. Người bệnh đang dùng các thuốc ức chế MAO. Người có tiền sử động kinh.
Xem chi tiết
Fluoxetin làm tăng nguy cơ có những hành vi và suy nghĩ muốn tự tử ở trẻ em và thiếu niên mắc các chứng rối loạn trầm cảm và các chứng rối loạn thần kinh khác.
Thận trọng với người có tiền sử động kinh, nếu có xuất hiện các cơn co giật thì phải lập tức ngưng thuốc.
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân điều trị co giật bằng điện trong suốt 8 tuần trước đó.
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân điều trị đồng thời với lithi, tryptophan, bệnh nhân tiểu đường, bệnh tim và hô hấp. Đối với bệnh nhân tiểu đường, trong quá trình điều trị với Fluoxetin có thể hạ đường huyết và đường huyết sẽ tăng trở lại khi ngừng thuốc.
Thuốc có thể gây chóng mặt, nhức đầu, không nên đứng dậy đột ngột khi đang ở tư thế nằm hoặc ngồi.
Xem chi tiết
Khi bắt đầu điều trị, tình trạng bồn chồn, Io lắng hoặc khó ngủ, phản ứng buồn nôn có thể bị tăng lên. Các triệu chứng này hầu hết sẽ mất đi khi tiếp tục điều trị. Thường gặp: mệt mỏi, chóng mặt, ra mồ hôi, liệt dương, không có khả năng xuất tinh, giảm tình dục, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, phát ban da, ngứa, run, bồn chồn, mất ngủ. Ít gặp: đau đầu, nôn, rối loạn tiêu hóa, khô miệng, mày đay, co thắt phế quản/ phản ứng giống hen, bí tiểu. Hiếm gặp: ngất, bệnh huyết thanh, loạn nhịp tim, mạch nhanh, viêm mạch, phản ứng ngoại tháp, rối loạn vận động, hội chứng Parkinson, dị cảm, động kinh, hội chứng serotonin, tăng prolactin huyết, giảm hoặc tăng năng tuyến giáp, chứng vú to ở đàn ông, chứng tiết nhiều sữa, mụn mủ, Iuput ban đỏ, viêm gan, vàng da ứ mật, xơ hóa phổi, phù thanh quản, giảm natri huyết.
Xem chi tiết