THÀNH PHẦN
cho 1 ống
Métoclopramide chlorhydrate khan 10 mg
CHỈ ĐỊNH
Các biểu hiện khó tiêu do rối loạn nhu động ruột.
Điều trị triệu chứng buồn nôn và ói mửa.
Chuẩn bị cho một vài xét nghiệm đường tiêu hóa (dạng tiêm).
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Trong trường hợp mà sự kích thích vận động dạ dày – ruột có khả năng gây nguy hiểm thuoc: xuất huyết dạ dày – ruột, tắc ruột cơ năng hay thủng đường tiêu hóa.
Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn vận động muộn do thuốc an thần kinh hay do métoclopramide.
Đối tượng được biết rõ hoặc nghi ngờ bị u tế bào ưa crôm (nguy cơ gây cơn kịch phát cao huyết áp).
Tiền căn viêm hoặc chảy máu trực tràng.
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG – THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Chú ý đề phòng :
Các tác dụng ngoại ý trên thần kinh (hội chứng ngoại tháp) có thể xảy ra, đặc biệt là ở trẻ em và thanh niên (xem phần Tác dụng ngoại ý).
Trường hợp bị nôn thuốc một phần hoặc toàn bộ, vẫn giữ khoảng cách liều trước khi dùng trở lại.
Trường hợp nôn mửa nhiều, phải ngừa nguy cơ mất nước. Bù nước thường bằng đường uống với dung dịch “đường-muối” và cho uống nhiều lần, mỗi lần một ít.
Thận trọng lúc dùng :
Không nên chỉ định thuốc này cho bệnh nhân động kinh (có thể gia tăng tần số và cường độ của cơn động kinh).
Nên giảm liều ở người suy gan, suy thận.
Lưu ý các đối tượng điều khiển phương tiện giao thông và máy móc về khả năng bị ngủ gật khi dùng thuốc.
LIỀU LƯỢNG – CÁCH DÙNG
Người lớn :
Đường uống : 1/2-1 viên 10 mg, 3 lần/ngày trước các bữa ăn, cách khoảng ít nhất 6 giờ giữa các lần uống.
Đường tiêm : 1 mũi tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, có thể lặp lại nếu cần thiết, 2-10 mg/kg/24 giờ.
Trẻ em :
Đường uống : trẻ em với cân nặng > 20 kg, 4 mg/kg/ngày (1 viên 10 mg/20 kg/ngày) chia làm 4 lần.
Suy thận nặng : giảm liều.
QUÁ LIỀU
Không gây tử vong trong các trường hợp sử dụng liều quá cao hay với mục đích tự tử. Một số rối loạn nhận thức trung bình và hội chứng ngoại tháp được ghi nhận.
Cấp cứu :
Trường hợp hội chứng ngoại tháp có liên quan hoặc không có liên quan đến quá liều, việc điều trị chỉ giới hạn ở điều trị triệu chứng. Ở trẻ em, khuyến cáo dùng benzodiazepine.
Trường hợp bị methemoglobine, truyền chậm dung dịch xanh methylene liều 1 mg/kg được ghi nhận là có hiệu quả.
THÀNH PHẦN
cho 1 ống
Métoclopramide chlorhydrate khan 10 mg
CHỈ ĐỊNH
Các biểu hiện khó tiêu do rối loạn nhu động ruột.
Điều trị triệu chứng buồn nôn và ói mửa.
Chuẩn bị cho một vài xét nghiệm đường tiêu hóa (dạng tiêm).
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Trong trường hợp mà sự kích thích vận động dạ dày – ruột có khả năng gây nguy hiểm thuoc: xuất huyết dạ dày – ruột, tắc ruột cơ năng hay thủng đường tiêu hóa.
Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn vận động muộn do thuốc an thần kinh hay do métoclopramide.
Đối tượng được biết rõ hoặc nghi ngờ bị u tế bào ưa crôm (nguy cơ gây cơn kịch phát cao huyết áp).
Tiền căn viêm hoặc chảy máu trực tràng.
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG – THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Chú ý đề phòng :
Các tác dụng ngoại ý trên thần kinh (hội chứng ngoại tháp) có thể xảy ra, đặc biệt là ở trẻ em và thanh niên (xem phần Tác dụng ngoại ý).
Trường hợp bị nôn thuốc một phần hoặc toàn bộ, vẫn giữ khoảng cách liều trước khi dùng trở lại.
Trường hợp nôn mửa nhiều, phải ngừa nguy cơ mất nước. Bù nước thường bằng đường uống với dung dịch “đường-muối” và cho uống nhiều lần, mỗi lần một ít.
Thận trọng lúc dùng :
Không nên chỉ định thuốc này cho bệnh nhân động kinh (có thể gia tăng tần số và cường độ của cơn động kinh).
Nên giảm liều ở người suy gan, suy thận.
Lưu ý các đối tượng điều khiển phương tiện giao thông và máy móc về khả năng bị ngủ gật khi dùng thuốc.
LIỀU LƯỢNG – CÁCH DÙNG
Người lớn :
Đường uống : 1/2-1 viên 10 mg, 3 lần/ngày trước các bữa ăn, cách khoảng ít nhất 6 giờ giữa các lần uống.
Đường tiêm : 1 mũi tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, có thể lặp lại nếu cần thiết, 2-10 mg/kg/24 giờ.
Trẻ em :
Đường uống : trẻ em với cân nặng > 20 kg, 4 mg/kg/ngày (1 viên 10 mg/20 kg/ngày) chia làm 4 lần.
Suy thận nặng : giảm liều.
QUÁ LIỀU
Không gây tử vong trong các trường hợp sử dụng liều quá cao hay với mục đích tự tử. Một số rối loạn nhận thức trung bình và hội chứng ngoại tháp được ghi nhận.
Cấp cứu :
Trường hợp hội chứng ngoại tháp có liên quan hoặc không có liên quan đến quá liều, việc điều trị chỉ giới hạn ở điều trị triệu chứng. Ở trẻ em, khuyến cáo dùng benzodiazepine.
Trường hợp bị methemoglobine, truyền chậm dung dịch xanh methylene liều 1 mg/kg được ghi nhận là có hiệu quả.