Dùng kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác trong điều trị nhiễm HIV- typ 1 (HIV-1) ở người lớn; trong dự phòng nhiễm HIV sau khi đã tiếp xúc với bệnh (do nghề nghiệp hay không do nghề nghiệp) ở những cá thể có nguy cơ lây nhiễm virus.
Điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính ở người lớn. Cũng như adefovir, tenofovir cũng có hoạt tính chống lại virus HBV đột biến đề kháng với lamivudin.
Xem chi tiết
Người lớn: Điều trị nhiễm HIV: 1 viên x 1 lần/ngày, kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác. Dự phòng nhiễm HIV sau tiếp xúc do nguyên nhân nghề nghiệp: 1 viên x 1 lần/ngày kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác; dự phòng nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau, tốt nhất là trong vòng vài giờ và tiếp tục trong 4 tuần tiếp theo nếu dung nạp. Dự phòng nhiễm HIV sau tiếp xúc không do nguyên nhân nghề nghiệp: 1 viên x 1 lần/ngày kết hợp với ít nhất 2 thuốc kháng retrovirus khác; dự phòng nên bắt đầu tốt nhất là trong vòng 72 giờ và tiếp tục trong 28 ngày. Điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính: khuyến cáo 1 viên x 1 lần/ngày trong 48 tuần.
Bệnh nhân suy thận: Clcr ≥ 50ml/phút: 1 lần/ngày. Clcr 30 đến 49ml/phút: Dùng cách nhau mỗi 48 giờ. Clcr 10 đến 29ml/phút: Dùng cách nhau mỗi 72 đến 96 giờ. Bệnh nhân thẩm phân máu: Dùng một liều cách nhau mỗi 7 ngày hoặc sau khi thẩm phân 12 giờ.
Bệnh nhân suy gan: không cần thiết phải điều chỉnh liều.
Xem chi tiết
Mẫn cảm với tenofovir disoproxil fumarat hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Xem chi tiết
Khi dùng tenofovir đã có ghi nhận bệnh nhân nhiễm acid lactic, gan to nghiêm trọng và nhiễm mỡ.
Tăng sinh mô mỡ
Tác dụng trên xương
Bệnh nhân đã bị rối loạn chức năng gan trước đó nên được theo dõi bằng các phương pháp chuẩn. Nếu có bằng chứng về bệnh gan nặng hơn ở những bệnh nhân này, phải cân nhắc ngừng tạm thời hoặc ngừng điều trị.
Đợt bùng phát nhiễm HBV nặng đã được báo cáo ở những bệnh nhân nhiễm HIV sau khi ngưng điều trị tenofovir. Nên theo dõi chặt chẽ chức năng gan trên lâm sàng và thực nghiệm trong ít nhất vài tháng sau khi ngưng dùng tenofovir ở bệnh nhân nhiễm đồng thời HBV và HIV. Nếu thích hợp, nên bắt đầu điều trị nhiễm HBV.
Hội chứng hoạt hóa miễn dịch
Xem chi tiết
Thường gặp các tác dụng nhẹ trên đường tiêu hóa: nôn và buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu và chán ăn; bệnh thần kinh ngoại vi, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, trầm cảm, suy nhược, ra mồ hôi và đau cơ.
Xem chi tiết