Hen phế quản là gì?

Tên gọi khác: bệnh suyễn, hen suyễn (Asthma)

Hen phế quản là gì?
Hen phế quản là gì?

Hen phế quản là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch, là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào.

Triệu chứng của hen phế quản

Triệu chứng của hen phế quản
Triệu chứng của hen phế quản

Trong cơn hen phế quản, bệnh nhân thường ho dai dẳng, thở rít từng cơn, thở khò khè, thở nhanh, nhịp tim nhanh, co thắt lồng ngực. Các dấu hiệu này thường xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Giữa các cơn thì người bệnh cảm thấy bình thường.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rất khác nhau từ rối loạn hơi thở cho đến tử vong.

Nguyên nhân mắc bệnh hen phế quản

Nguyên nhân mắc bệnh hen phế quản
Nguyên nhân mắc bệnh hen phế quản

Không rõ ràng tại sao một số người có bệnh hen và những người khác không, nhưng đây có thể là do sự kết hợp của môi trường và các yếu tố di truyền.
Hen gây nên triệu chứng khác nhau từ người sang người khác.

Tiếp xúc với một số chất gây dị ứng khác nhau và các chất kích thích có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen, bao gồm:

– Phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, gián và bọ ve trong bụi.

– Nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường.

– Hoạt động thể chất (tập thể dục gây ra bệnh hen suyễn).

– Không khí lạnh.

– Các chất ô nhiễm không khí và chất kích thích, chẳng hạn như hút thuốc lá.

– Một số thuốc, bao gồm thuốc chẹn beta, aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác.

– Cảm xúc mạnh và căng thẳng.

– Sulfite, chất bảo quản được thêm vào một số loại thực phẩm và đồ uống.

– Trào ngược dạ dày thực quản(GERD), tình trạng mà trong đó axít dạ dày vào họng.

– Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

– Phản ứng dị ứng với một số loại thực phẩm, chẳng hạn như đậu phộng hoặc động vật có vỏ.

Điều trị hen phế quản

Điều trị hen phế quản
Điều trị hen phế quản

Trước tiên cần xác định nguyên nhân dị ứng cho bệnh nhân để sau đó hạn chế tiếp xúc với các chất này nhằm giảm tần suất các cơn hen.
Các thuốc chủ trị cho bệnh hen phế quản là thuốc cường giao cảm chọn lọc trên receptor và thuốc kháng viêm Corticoid; khuyến khích dùng thuốc dạng hít

– Thuốc cường giao cảm trên receptor kích thích có chọn lọc các receptor β-2 làm tăng tiết adrenalin có tác dụng làm giãn cơ trơn ở phế quản, trong đó salbutamol và terbutalin được ưu tiên lựa chọn cho bệnh nhân lúc ban đầu. Thuốc ở dạng hít , xông khí dung và dạng chích dưới da.

– Thuốc kháng viêm corticoid: có tác dụng làm giảm tình trạng viêm, giảm các phản ứng quá mẫn của cơ thể. Thuốc dạng : xông khí dung và chích tĩnh mạch.

+ Bệnh hen mạn tính:

Bệnh nhân không nên hút thuốc, tránh tiếp xúc với các yếu tố gây ra các cơn hen cấp (như phấn hoa, lông chó mèo…), không nên dùng các thuốc gây co thắt phế quản và các thuốc gây dị ứng cho bệnh nhân.

Bệnh nhân hen mạn tính cần kiểm tra lại sau 3 đến 6 tháng cho mỗi đợt điều trị, nếu bệnh được kiểm soát và khả quan hơn thì nên giảm dần thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

+ Bệnh hen cấp tính:

Nguyên tắc chung: Với cơn hen phế quản cấp cần xử trí thuốc trước, và đưa đến bệnh viện ngay.

Bệnh hen nặng cấp tính có thể đe dọa tính mạng nên điều trị càng sớm càng tốt và bắt buộc nhập viện

– Trước tiên cần thở oxy với tốc độ lưu lượng cao .

– Dùng liều cao các thuốc cường giao cảm trên receptor β-2 ở dạng hít như: salbutamol, terbutalin,…

– Khi có nguy cơ đe doạ tính mạng, có thể dùng thêm các thuốc ipatropium bromid và aminophylin.

– Bệnh nhân ở tình trạng thờ thẫn, mất ý thức hay ngừng thở cần thông khí dưới áp suất từng đợt.

Phòng ngừa cơn hen phế quản tái phát

Bệnh nhân nên dùng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ, đồng thời tránh tiếp xúc với các yêu tố dị ứng gây ra các cơn hen.

Theo Tổ chức phòng chống hen toàn cầu (Global Initiative for Asthma) khuyến cáo nên dùng Seretide trong điều trị duy trì kiểm soát cơn hen phế quản vì khi quan sát những bệnh nhân hen phế quản được điều trị bằng thuốc này cho thấy tần suất cơn hen phế quản nặng xảy ra rất ít.

Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố bất lợi:

– Không nên vận động mạnh, hay thực hiện các hoạt động thể lực khi không cần thiết.

– Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bụi đường, bụi nhà, khói thuốc lá, các chất dị nguyên ở xưởng may,…

– Tránh tiếp xúc với người bệnh mắc các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp.

  1. Phòng ngừa cơn hen phế quản tái phát
    Phòng ngừa cơn hen phế quản tái phát

Bệnh nhân hen phế quản thường có các triệu chứng như: ho, thở khò khè và khó thở. Cơn hen cấp thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm.

Để ngăn chặn cơn hen phế quản, bệnh nhân và người nhà cần phát hiện, chẩn đoán và điều trị cơn hen sớm. Đồng thời phải tuân thủ, dùng thuốc đúng liều, đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần bảo đảm môi trường sống xung quanh người bệnh luôn trong lành, hạn chế tối đa việc xâm nhập của các kháng nguyên dị ứng bất lợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *